BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 10/2019

Trong tháng 10/2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

DANH SÁCH CÁC TRẠI DIỄN RA TRONG THÁNG 10 NĂM 2019

STT Tên Hội VHNT Địa điểm Khai mạc Bế mạc
TRẠI THƯỜNG NIÊN
1 Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân Vũng Tàu 01/10 15/10
2 Hội Văn học nghệ thuật Bắc Kạn Vũng Tàu 07/10 21/10
3 Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Vũng Tàu 22/10 28/10
4 Hội Nhạc sỹ Việt Nam Nha Trang 17/10 31/10
5 Hãng phim Hoạt hình Việt Nam Đà Lạt 01/10 15/10
6 Hội Kiến trúc sư Việt Nam Đà Lạt 17/10 23/10
7 Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi Tam Đảo 16/10 30/10
8 Hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình Đại Lải 14/10 28/10
TRẠI CHUYÊN SÂU
1 Nhà văn Nguyễn Trọng Tân Đại Lải 14/10 14/11

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG NGÃI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(16/10/2019 - 30/10/2019)
(Quyết định số:245 /QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 23 tháng 9 năm 2019)
 
STT Họ tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Nguyễn Đăng Lâm Nhiếp ảnh 1954 Kinh
2 Bùi Đình Ngôn Nhiếp ảnh 1962 Kinh
3 Bùi Thanh Trung Nhiếp ảnh 1986 Kinh
4 Hồ Nghĩa Phương Văn học 1955 Kinh
5 Nguyễn Phương Văn học 1955 Kinh
6 Phan Bá Trình Văn học 1965 Kinh
7 Phạm Thanh Lương Văn học 1978 Kinh
8 Đinh Văn Hồng Văn học 1969 Kinh
9 Phạm Ngọc Đường Mỹ thuật 1962 Kinh
10 Cao Văn Chư VHDG 1959 Kinh
11 Trần Như Tuấn Âm nhạc 1970 Kinh
12 Đào Thy Lộc Âm nhạc 1959 Kinh
13 Nguyễn Văn Phượng Âm nhạc 1965 Kinh
14 Nguyễn Sỹ Hùng Âm nhạc 1969 Kinh
15 Nguyễn Anh Tuấn VHDTTS 1966 Kinh

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1. DANH SÁCH VĂN NGHỆ SỸ ĐI SÁNG TÁC CHUYÊN SÂU
TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(14/10/2019 - 13/11/2019)
(Quyết định số 232 /QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 04 tháng 9 năm 2019)
 
STT Họ tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Nguyễn Trọng Tân Văn học 1979 Kinh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NINH BÌNH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(14/10/2019 - 28/10/2019)
(Quyết định số 191 /QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 08 tháng 8 năm 2019)
 
STT Họ tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Phạm Thị Duyên Văn học 1979 Kinh
2 Nguyễn Khắc Thiệu Văn học 1944 Kinh
3 Lê Đình Ba Văn học 1950 Kinh
4 Lê Doãn Đàm Văn học 1947 Kinh
5 Trần Anh Thuận Văn học 1948 Kinh
6 Ninh Đức Hậu Văn học 1955 Kinh
7 Nguyễn Minh Tuân Văn học 1955 Kinh
8 Phạm Thị Nga Văn học 1977 Kinh
9 Nguyễn Thị Hoàn Văn học 1974 Kinh
10 Nguyễn Đình Vân Văn học 1952 Kinh
11 Bùi Ngọc Minh Văn học 1957 Kinh
12 Nguyễn Mạnh Cường Văn học 1948 Kinh
13 Trần Ngọc Thúy Văn học 1978 Kinh
14 Nguyễn Kim Âu Văn học 1945 Kinh
15 Vũ Đức Thanh Văn học 1944 Kinh

III. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG
(17/10/2019 - 31/10/2019)
(Quyết định số: 240 /QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 16 tháng 9 năm 2019)
 
STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Nguyễn Thế Việt Sáng tác 1959 Kinh
2 Nguyễn Hoàng Giang Sáng tác 1986 Kinh
3 Hoàng Văn Thành Sáng tác 1972 Kinh
4 Đinh Thiên Vương Sáng tác 1962 Kinh
5 Huỳnh Tấn Phát Sáng tác 1966 Kinh
6 A Mư Nhân Sáng tác 1952 Chăm
7 Lê Hữu Trịnh Sáng tác 1960 Kinh
8 Nguyễn Văn Hay Sáng tác 1960 Kinh
9 Nguyễn Phú Quang Sáng tác 1949 Kinh
10 Trần Mạnh Hùng Sáng tác 1973 Kinh
11 Phạm Hồng Hà Sáng tác 1961 Kinh
12 Phan Vũ Kiên Thanh Sáng tác 1966 Kinh
13 Hình Phước Liên Sáng tác 1954 Kinh
14 Tạ Thị Giáng Son Sáng tác 1975 Kinh
15 Bùi Bá Quảng Sáng tác 1966 Kinh

 

V. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(01/10/2019 - 15/10/2019)
(Quyết định số:190/QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 08 tháng 8 năm 2019)
 
STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Trần Thị Thanh Tâm Điện ảnh 1996 Kinh
2 Vũ Thị Thanh Tâm Điện ảnh 1982 Kinh
3 Phạm Đình Hải Điện ảnh 1981 Kinh
4 Nguyễn Hạnh Phước An Điện ảnh 1987 Kinh
5 Nông Mạnh Cừ Điện ảnh 1984 Nùng
6 Lâm Mạnh Tùng Điện ảnh 1986 Kinh
7 Lê Thị Như Trang Điện ảnh 1984 Kinh
8 Nguyễn Thị Phương Hoa Điện ảnh 1957 Kinh
9 Thái Chí Thanh Điện ảnh 1953 Kinh
10 Nguyễn Thị Thu Ngân Điện ảnh 1970 Kinh
11 Phạm Thị Thanh Hà Điện ảnh 1976 Kinh
12 Bùi Thị Hoài Thu Điện ảnh 1976 Kinh
13 Đàm Thùy Dương Điện ảnh 1977 Kinh
14 Dương Thị Bích Ngọc Điện ảnh 1981 Kinh
15 Lý Thu Hà Điện ảnh 1957 Kinh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(17/10/2019 - 22/10/2019)
(Quyết định số: 253 /QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 01 tháng 10 năm 2019)
 
STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
 1 Nguyễn Quốc Tuân Kiến trúc 1976 Kinh
 2 Khuất Tân Hưng Kiến trúc 1975 Kinh
 3 Phạm Hồng Việt Kiến trúc 1972 Kinh
 4 Nguyễn Hoàng Hiệp Kiến trúc 1979 Kinh
 5 Nguyễn Trí Thành Kiến trúc 1971 Kinh
 6 Vương Hải Long Kiến trúc 1969 Kinh
 7 Trương Hồng Trường Kiến trúc 1982 Kinh
 8 Nguyễn Thanh Hà Kiến trúc 1977 Kinh
 9 Phan Thanh Dự Kiến trúc 1976 Kinh
 10 Tô Hùng Kiến trúc 1976 Kinh
 11 Cao Thành Nghiệp Kiến trúc 1977 Kinh
 12 Nguyên Hạnh Nguyên Kiến trúc 1977 Kinh
 13 Nguyễn Lâm Vũ Kiến trúc 1980 Kinh
 14 Nguyễn Văn Lộc Kiến trúc 1961 Kinh
 15 Nguyễn Vũ Hợp Kiến trúc 1975 Kinh
 16 Nguyễn Quốc Thịnh Kiến trúc 1959 Kinh
 17 Nguyễn Minh Tân Kiến trúc 1982 Kinh
 18 Hồ Minh Mẫn Kiến trúc 1976 Kinh
 19 Lê Đức Tài Kiến trúc 1978 Kinh
 20 Lương Xuân Hiếu Kiến trúc 1983 Kinh
 21 Trần Minh Trí Kiến trúc 1982 Kinh
 22 Phan Đăng Sơn Kiến trúc 1961 Kinh

VI. Nhà sáng tác Vũng Tàu:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU
(01/10/2019 - 15/10/2019)
(Quyết định số: 220/QĐ - TTHTSTVHNT  ngày  21 tháng 8 năm 2019)
STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Dân tộc
1

Xuân Hùng

(Nguyễn Văn Hùng)

Văn học Kinh
2 Lê Huy Mậu Văn học Kinh
3 Nguyễn Vĩnh Lộc (Nguyễn Hoàng Hà) Văn học Kinh
4 Lê Khánh Hoài (Châu La Việt) Văn học Kinh
5 Nguyễn Đức Linh Văn học Kinh
6 Hà Đình Cẩn Văn học Kinh
7 Trần Văn Tuấn Văn học Kinh
8 Phạm Sỹ Sáu Văn học Kinh
9 Nguyễn Ngọc Mộc Văn học Kinh
10 Hải Hà (Nguyễn T.Tuyết Sương) Văn học Kinh
11 Phan Đức Nam Văn học Kinh
12 Nguyễn Thanh Hương Văn học Kinh
13 Hồ Thị Ngọc Hoài Văn học Kinh
14 Hồ Kiên Giang Văn học Kinh
15 Nguyễn Trường Văn học Kinh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BẮC KẠN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU
(07/10/2019 - 21/10/2019)
(Quyết định số:231 /QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 03  tháng 9  năm 2019)
 
STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1

Dương Văn Phong

(Dương Khâu Luông)

Văn học 1964 Tày
2 Ma Đình Việt Văn học 1958 Tày
3 Quách Đăng Thơ Văn học 1954 Kinh
4 Hà Sĩ Thuyết Văn học 1954 Tày
5 Triệu Hoàng Giang Văn học 1989 Dao
6 Phùng Thị Hương Ly Văn học 1991 Tày
7 Nông Văn Kim Văn học 1944 Tày
8 Bùi Kim Phụng Văn học 1957 Kinh
9 Ngô Đức Mích Nhiếp ảnh 1968 Kinh
10 Nguyễn Thanh Bản Nhiếp ảnh 1958 Kinh
11 La Quang Đường Nhiếp ảnh 1959 Kinh
12 Hà Ngọc Nhai Mỹ thuật 1969 Kinh
13 Trần Ngọc Kiên Mỹ thuật 1965 Kinh
14 Trần Thị Hằng Mỹ thuật 1981 Tày
15 Phùng Minh Hiệu Mỹ thuật 1965 Tày

3.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU
(22/10/2019 - 28/10/2019)
(Quyết định số: 254/QĐ - TTHTSTVHNT  ngày 01 tháng 10 năm 2019)

Bế mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu Hà Nội 2019 tại Tam Đảo

Ngày 30/9/2019, tại Nhà sáng tác Tam Đảo đã diễn ra buổi bế mạc Trại sáng tác kịch bản do Hội Sân khấu Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Đến dự buổi bế mạc có NSND Thanh Trầm – Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội; ông Trần Ngọc Khởi – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật – Giám đốc Nhà sáng tác Tam Đảo và 15 tác giả kịch bản sân khấu tham gia Trại sáng tác.

Trại sáng tác lần này đã thu về 15 kịch bản sân khấu, trong đó có 13 kịch bản hiện đại, một kịch bản lịch sử và có một kịch bản rối. Các kịch bản sân khấu lần này đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội, với các góc nhìn khác nhau từ các tác giả, trải dài từ hiện thực xã hội như “Sám hối” của Trịnh Quang Khanh, tình yêu đôi lứa như “Chuyện tình cuối thu” của Vân Kim, đời sống của những người lính hiện đại trong “Mưa bóng mây” của Ngọc Thụ hay bản hùng ca chiến trận “Bản giao hưởng máu” của Chu Lai…

bemacsankhauhnt9 2019

Tại buổi bế mạc, ông Trần Ngọc Khởi đã phát biểu chúc mừng sự thành công của Trại sáng tác kịch bản sân khấu Hà Nội lần này, từ công tác tổ chức đến số lượng, chất lượng các kịch bản. Trong phần tổng kết trại sáng tác, bà Thanh Trầm đã rất biểu dương tinh thần làm việc hết mình của các tác giả kịch bản, đã đáp ứng được sự mong mỏi của khán giả sân khấu Hà Nội cũng như Ban tổ chức, tạo nên một kỳ Trại sáng tác thành công. Tuy nhiên bà cũng nhận xét trong 15 kịch bản lần này, vẫn chưa có kịch bản nào thực sự nổi bật, xuất sắc. Bà mong các tác giả khi trở về tiếp tục mài dũa, sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng của các kịch bản, để các kịch bản này sớm có mặt tại sân khấu các nhà hát.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Bắc Ninh năm 2019 tại Vũng Tàu

Ngày 24/9/2019, Nhà sáng tác Vũng Tàu đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật Bắc Ninh tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2019.

Tham dự bế mạc có ông Ngô Hồng Giang – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bắc Ninh; Bà Đỗ Thị Thanh Thùy – Giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu. Khách mời có ông Lê Huy Mậu – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Bà Đặng Thị Phượng – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh; cùng các đại biểu thuộc Hội văn học nghệ thuật Bà Rịa – Vũng Tàu và các hội viên Hội văn học nghệ thuật Bắc Ninh.

Tại buổi bế mạc, ông Nguyễn Thái Sơn đã đại diện cho các văn nghệ sỹ tham dự trại báo cáo tổng kết. Chất lượng các tác phẩm sáng tác tại trại được đánh giá tốt, phù hợp với yêu cầu đặt ra của Ban tổ chức. Các văn nghệ sỹ hoàn thành chỉ tiêu, đề cương đăng ký khi dự trại. Ông Lê Huy Mậu và bà Đặng Thị Phượng cũng có lời phát biểu chúc mừng sự thành công của các văn nghệ sỹ Bắc Ninh trong lần dự trại sáng tác này. Cùng với các văn nghệ sỹ lão thành của Hội văn học nghệ thuật Bắc Ninh như nhà thơ Nguyễn Đình Tư, Chủ tịch Hội Ngô Hồng Giang đã gửi lời cám ơn Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện tốt nhât để các văn nghệ sỹ Bắc Ninh hoàn thành đợt sáng tác của mình.

bemactayninht9 2019

Kết quả đạt được của trại sáng tác như sau: Tổng số tác phẩm: 51 tác phẩm, trong đó có 28 tác phẩm văn học, 05 tác phẩm mỹ thuật, 17 tác phẩm nhiếp ảnh và 01 ca khúc.

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Tây Ninh 2019 tại Vũng Tàu

Ngày 18/9/2019, Nhà sáng tác Vũng Tàu đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật Tây Ninh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật năm 2019.

Tham dự khai mạc có bà Đặng Thị Phượng – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Tây Ninh – Trưởng đoàn; Bà Đỗ Thị Thanh Thùy – Giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu, cùng 14 hội viên Hội văn học nghệ thuật Tây Ninh.

Tại buổi khai mạc bà Đặng Thị Phượng đã thông báo thành phần tham dự Trại sáng tác gồm có các chuyên ngành văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh và kế hoạch của đoàn trong 15 ngày dự trại sáng tác. Theo đó, đoàn sẽ có các hoạt động như sáng tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên, giao lưu với các hội văn học nghệ thuật địa phương và thâm nhập thực tế cuộc sống. Bà cũng cám ơn sự đón tiếp vui vẻ, thân thiện của lãnh đạo và nhân viên Nhà sáng tác Vũng Tàu.

Bà Đỗ Thị Thanh Thùy thay mặt Nhà sáng tác Vũng Tàu chúc các văn nghệ sỹ Tây Ninh mạnh khỏe và có một trại sáng tác thành công, thu được nhiều tác phẩm có chất lượng cao.

khaimactayninht9 2019

Trại sáng tác diễn ra từ 18/9 - 02/10/2019

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Hải Dương 2019 tại Đà Lạt

Ngày 18/9/2019, Nhà sáng tác Đà Lạt đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2019.

Dự khai mạc có ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; bà Trương Thị Thương Huyền – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương; ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; ông Nguyễn Thanh Đạm – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng cùng 14 văn nghệ sỹ tham gia Trại sáng tác.

Phát biểu khai mạc, ông Huỳnh Văn Ngàn có lời chúc mừng và định hướng cho văn nghệ sỹ trong thời gian dự trại để thực hiện tốt đề cương, bản thảo của mình; bà Trương Thị Thương Huyền đã nêu mục đích, yêu cầu của Trại sáng tác và yêu cầu các văn nghệ sĩ nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ sáng tác mà Lãnh đạo Hội văn học nghệ thuật đã giao.

khaimachaiduongt9 2019

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 16/9/2019 đến hết ngày 30/9/2019 với sự tham gia của 14 văn nghệ sỹ là hội viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Thanh Hoá 2019 tại Đà Lạt

Ngày 17/9/2019, Nhà sáng tác Đà Lạt đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2019.

Trong các ngày từ 3 đến 18 tháng 9 năm 2019, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã cử đoàn văn nghệ sỹ tham dự trại sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức tại Đà Lạt. Đoàn gồm có 15 hội viên, thuộc các chuyên ngành: Văn, thơ, Lý luận phê bình, Âm nhạc, Mỹ thuật, Văn nghệ dân gian, Ảnh nghệ thuật, Sân khấu, Múa, Điện ảnh.

Trong thời gian dự trại, các hội viên Trại sáng tác đã tổ chức nhiều chuyến đi thâm nhập thực tế để lấy tư liệu và cảm hứng sáng tác. Tại các nơi đến, anh chị em văn nghệ sỹ đã được tìm hiểu về nét văn hóa đặc sắc, về vùng đất và con người của cao nguyên Lang Biang nổi tiếng.

bemacthanhhoat9 2019

Kết thúc trại sáng tác, các văn nghệ sỹ Thanh Hoá đã hoàn thành 18 tác phẩm văn học và nghiên cứu, 02 tác phẩm mỹ thuật và chùm ảnh nghệ thuật 18 ảnh. Trong đó, có các tác phẩm: Con đường dài lắm (Truyện vừa) của Hà Thị Cẩm Anh; Ký ức làng (Trường ca) của Lâm Bằng; Giao mùa (tập thơ) của Lê Văn Sự; Giữ màu xanh cho đời cây; Nhớ (ca khúc) của Đồng Tâm; Làng ven, Về quê em đi anh (Ca khúc) của Đỗ Hoài Nam; Cư dân P50 – E5 (Truyện ngắn) của Nguyễn Huy Súc; Vẻ đẹp của một bài thơ; Nguyễn Xuân Thủy và tiểu thuyết “Có tiếng người trong gió” (Phê bình) của Hỏa Diệu Thúy; Văn học dân gian của người Thái và Truyền thuyết về Lê Lợi ở vùng Thái, huyện Thường Xuân (nghiên cứu) của Trần Thị Liên; Vàng chìm, (kịch bản kịch nói) của Cao Giáng Hương; Nẻo về (Kịch bản phim tài liệu) của Nguyễn Đăng Văn; Rạng đông (asilic) của Nguyễn Phi Trường; Sương sớm (asilic) của Trần Xuân Tý; kịch bản múa của Phạm Đắc Hải và ảnh nghệ thuật của Lê Bá Dũng…

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam tại Đà Nẵng

Ngày 17/9/2019 Nhà sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số.

Dự khai mạc có ông Cao Duy Sơn - Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, ông Nguyễn Song Hiển - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.

khaimacdttst9 2019

Phát biểu khai mạc, ông Cao Duy Sơn đã nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và chương trình làm việc của Trại sáng tác, theo đó đã đề nghị các thành viên tham gia Trại sáng tác phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo nghệ thuật để hoàn thành tốt nhiệm vụ sáng tác.

Ông Nguyễn Song Hiển đã phát biểu chào mừng đoàn văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác và chúc các văn nghệ sỹ sẽ có một kỳ trại sáng tác thành công tốt đẹp

khaimacdttst9 2019 1

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 17/9/2019 đến hết ngày 30/9/2019 với sự tham gia của 20 văn nghệ sĩ thuộc các chuyên ngành: Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật và Nhiếp ảnh.

Bế mạc Trại sáng tác điêu khắc đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng 2019 tại Nha Trang

Sáng ngày 13/9/2019, tại Nhà sáng tác Nha Trang, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức bế mạc Trại sáng tác điêu khắc đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng năm 2019.

Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chủ trì buổi bế mạc. Cùng dự có Đại tá Phạm Văn Phi, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; Trung tá Đặng Mỹ Hạnh, Phó Trưởng phòng Văn hóa Văn nghệ - Cục Tuyên huấn – Tổng cục chính trị; bà Đỗ Thị Mai Hương, Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang; đại biểu Hội văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa và các nhà điêu khắc tham dự trại.

bemacbtlsqsvnt9 2019

Phát biểu bế mạc trại sáng tác điêu khắc, Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng các tác giả dự trại với tinh thần trách nhiệm cao, đã bám sát yêu cầu của ban tổ chức, say mê sáng tạo, tâm huyết với đề tài “Lực lượng vũ trang, Chiến tranh cách mạng”, đã cho ra đời nhiều tác phẩm có nội dung phong phú, hình thức đẹp. Trại sáng tác đã thu được nhiều tác phẩm chất lượng cao, trong đó có tác phẩm phản ánh giai đoạn cổ sử, thời kỳ kháng chiến để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với người yêu mến nghệ thuật và đông đảo công chúng.

Trại sáng tác lần này thu hút sự tham gia của 15 nhà điêu khắc đại diện 3 miền Bắc – Trung – Nam. Sau 15 ngày thể hiện phác thảo và hoàn thiện tác phẩm tại Nha Trang, các nhà điêu khắc đã sáng tác được 31 tác phẩm. Các tác phẩm đều bám sát chủ đề và yêu cầu của ban tổ chức đề ra, có hình thức đẹp, nội dung và phong cách thể hiện đa dạng có tính sáng tạo cao của nghệ thuật tạo hình, phản ánh được những chiến công to lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nội dung đề tài cũng được các tác giả đề cập đồng đều theo tiến trình lịch sử quân sự Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã khắc họa được những hình ảnh, kỷ niệm về một thời kháng chiến, ca ngợi tình cảm quân dân, tình đồng chí, đồng đội của người lính và phản ánh được những mốc son lịch sử của dân tộc, tiêu biểu như “Hào khí Lam Sơn” của tác giả Lê Đình Bảo; “Gióng” của tác giả Kim Xuân (Hà Nội); “Trận chiến Bạch Đằng” của nữ tác giả Vi Thị Hoa; “Ký ức” của tác giả Nguyễn Đức Quang (Bà Rịa – Vũng Tàu); “Tư thế Việt Nam” của tác giả Quốc Anh (Hà Nội); tác phẩm về nữ tướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ “Bà Nguyễn Thị Định” của nhà điêu khắc Vương Học Báo…

Tại buổi bế mạc, các tác giả đã chia sẻ cảm nghĩ, bày tỏ sự cảm ơn đối với Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Cục Tuyên huấn, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa và Nhà sáng tác Nha Trang đã tổ chức trại sáng tác thành công; tạo điều kiện để các họa sĩ, nhà điêu khắc thỏa sức say mê sáng tạo, phát huy năng lực nghề nghiệp và cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị về nghệ thuật và lịch sử.

bemacbtlsqsvnt9 2019 1

Những kết quả đạt được tại trại sáng tác là cơ sở để Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, Chiến tranh cách mạng”, tham gia xét giải thưởng văn học nghệ thuật và báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng giai đoạn tiếp theo. Các tác phẩm tiêu biểu sẽ được lựa chọn đề xuất với Thủ trưởng Tổng cục Chính trị sưu tầm để trưng bày tại Bảo tàng sau này. 

Nguồn: btlsqsvn.org.vn

Bế mạc Trại sáng tác điêu khắc đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng 2019 tại Nha Trang

Sáng ngày 13/9/2019, tại Nhà sáng tác Nha Trang, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức bế mạc Trại sáng tác điêu khắc đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng năm 2019.

Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chủ trì buổi bế mạc. Cùng dự có Đại tá Phạm Văn Phi, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; Trung tá Đặng Mỹ Hạnh, Phó Trưởng phòng Văn hóa Văn nghệ - Cục Tuyên huấn – Tổng cục chính trị; bà Đỗ Thị Mai Hương, Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang; đại biểu Hội văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa và các nhà điêu khắc tham dự trại.

bemacbtlsqsvnt9 2019

Phát biểu bế mạc trại sáng tác điêu khắc, Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng các tác giả dự trại với tinh thần trách nhiệm cao, đã bám sát yêu cầu của ban tổ chức, say mê sáng tạo, tâm huyết với đề tài “Lực lượng vũ trang, Chiến tranh cách mạng”, đã cho ra đời nhiều tác phẩm có nội dung phong phú, hình thức đẹp. Trại sáng tác đã thu được nhiều tác phẩm chất lượng cao, trong đó có tác phẩm phản ánh giai đoạn cổ sử, thời kỳ kháng chiến để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với người yêu mến nghệ thuật và đông đảo công chúng.

Trại sáng tác lần này thu hút sự tham gia của 15 nhà điêu khắc đại diện 3 miền Bắc – Trung – Nam. Sau 15 ngày thể hiện phác thảo và hoàn thiện tác phẩm tại Nha Trang, các nhà điêu khắc đã sáng tác được 31 tác phẩm. Các tác phẩm đều bám sát chủ đề và yêu cầu của ban tổ chức đề ra, có hình thức đẹp, nội dung và phong cách thể hiện đa dạng có tính sáng tạo cao của nghệ thuật tạo hình, phản ánh được những chiến công to lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nội dung đề tài cũng được các tác giả đề cập đồng đều theo tiến trình lịch sử quân sự Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã khắc họa được những hình ảnh, kỷ niệm về một thời kháng chiến, ca ngợi tình cảm quân dân, tình đồng chí, đồng đội của người lính và phản ánh được những mốc son lịch sử của dân tộc, tiêu biểu như “Hào khí Lam Sơn” của tác giả Lê Đình Bảo; “Gióng” của tác giả Kim Xuân (Hà Nội); “Trận chiến Bạch Đằng” của nữ tác giả Vi Thị Hoa; “Ký ức” của tác giả Nguyễn Đức Quang (Bà Rịa – Vũng Tàu); “Tư thế Việt Nam” của tác giả Quốc Anh (Hà Nội); tác phẩm về nữ tướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ “Bà Nguyễn Thị Định” của nhà điêu khắc Vương Học Báo…

Tại buổi bế mạc, các tác giả đã chia sẻ cảm nghĩ, bày tỏ sự cảm ơn đối với Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Cục Tuyên huấn, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa và Nhà sáng tác Nha Trang đã tổ chức trại sáng tác thành công; tạo điều kiện để các họa sĩ, nhà điêu khắc thỏa sức say mê sáng tạo, phát huy năng lực nghề nghiệp và cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị về nghệ thuật và lịch sử.

bemacbtlsqsvnt9 2019 1

Những kết quả đạt được tại trại sáng tác là cơ sở để Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp tục tổ chức các cuộc triển lãm mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, Chiến tranh cách mạng”, tham gia xét giải thưởng văn học nghệ thuật và báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng giai đoạn tiếp theo. Các tác phẩm tiêu biểu sẽ được lựa chọn đề xuất với Thủ trưởng Tổng cục Chính trị sưu tầm để trưng bày tại Bảo tàng sau này. 

Nguồn: btlsqsvn.org.vn

Thơ song ngữ Thái - Việt của Lò Thị Hoa - Hội văn học nghệ thuật Điện Biên

BÀI THƠ SONG NGỮ THÁI - VIỆT - Tác giả: Lò Thị Hoa - Hội văn học nghệ thuật Điện Biên; sáng tác tại Trại sáng tác Đà Nẵng - Năm 2019.

NOONG NHAI
 
Ngắm họt nẳng Nong Nhai ngin khồm cài na
Ngắm họt nẳng đôn Bồm Là ngin đủng
Đảy chuốp khổ pưa pộ tầy xác tềnh co
Pắt dền mương đìn thành ma còng dú hôm cuồng trại
Khảu báu nặm hảy cướn tà păng
Vên cưn dản phăn Tầy sội ác
Xàu àu xè phốc bòm chút lam phàư mảy
Sường chốm hảy màng mốt Tầy xấc
Côn tìn cút phủ khát khà cọ mi
Côn bùn báu đì hoai cá nựa
Côn báu tài khói ma đồng bả
Hảy ngoang ngọa pựa khún cuôn bòm
Ngin khồm khổ lài côn đảy chuốp
Pền bón tẳng bìa vậy păn chạt mi đồng
Khay nị nhơ cồng Đảng chùng khèn àu khói
Êm chắng đảy ủm lụk nọi vinh ú le bườn
Mương Thành hẳn păn khù lài lák
Nòng Nhai khay nị mi hươn nháư tẳng lài thản chấp thằn
Pếnh càng bồn lôm nhiên hung ngau sà ư chảnh
Tư tang lả làn nọi ỏm ính tòm trương
Chương hang pải ngam tà nò thứ
Tó hanh tảu khài sự sồm đáng chàư co
Pày tang đà ư báu chau pan khỏng
Xi xặt lít khửn xè máy phìn phìn
Môn bấng chảnh khay nị đảy sướng chàư co
Mương Thành hau mứn pì mứn đơi hau sảng đì dơ./.
 
Dịch nghĩa:
 
NOONG NHAI
 
Noong Nhai thủa trước đầy cay đắng
Tiếng bom tiếng đạn xé nát trời
Dân khốn khổ do giặc Tây tàn sát
Chúng bắt dân Mường Thanh tập trung từng trại
Chẳng cơm nước gì chỉ đầy tiếng khóc
Khổ đau cơ cực lầm than ngập tràn
Chúng không tha trẻ già trai gái
Chỉ trong một buổi chiều ú ám
Hơn bốn trăm người đã chết trong bom đạn của giặc Tây
Người may mắn không chết thì cụt chân, tay, mù mắt
Người chết xác chồng chất lên nhau
Đau đớn tột cùng tiếng khóc than trời cao có thấu
Bia hận thù là nhắn nhủ ngàn sau.
Bây giờ có Đảng dìu dắt đất nước được bình yên
Người mẹ nào cũng ngân cao tiếng hát ru con ngủ
Gái trai tha hồ được ngắm trăng sáng tỏ
Noong Nhai bây giờ được sung túc, được hát hò múa ca
Nhà cao mái ngói lẫn vào tầng mây
Con cháu tung tăng cắp sách tới trường
Vợ chồng làm ăn hạnh phúc đổi mới
Mùa mùa bội thu thóc lúa đầy nhà
Nhà nhà vui sung túc quây quần bên nhau
Được ăn ngon mặc đẹp sánh cùng bè bạn bốn phương
Noong Nhai cùng cả Mường Thanh tiến bước
Để quê hương ta mãi mãi đẹp giầu
Bù đắp lại những tháng ngày đau khổ./
 *****
CHIỀNG HƯA ĐÌN PU
 
Pì bườn chươn khái pày nối chiên diên tảu
Côn nóm thảu nhương mự tuổi tứm ten tồ tẹ na
Phùng cai mặn chôm mười nhọt pống
Bố hống cản bà ư sọng bó k chú khày nương
Chòm chiềng mương mâng bùn tua lô hường cẳm
Ha cọ ma dàm lung té chiềng cón sưn pì nặn
Ngắm va chi pé k nẳng chạu té mưa ma hền
Chụ hươn pền dâu đằm piều đen dau tảy
Mù quai tẻng pói hựa đen pháng na ư thùn
Dáng tìn lông khói lày há pông lày nhạu
Muôn chiềng nẳng hươn ải chướng nhai hươn pi lừa hanh
Ma pì nị hền to hươn má ư tẳng chăn khặn mung ngỏi đón đành
Chụ só k tang thái pành lớp sai dài nhựa
Khuống lang kiểng mưn lọi chao ý pền non
Cọ mù quai mi thiềng nọ hươn sà ư siểng
Nặm lày lin cái cời sá ư can tềm tảu
Chơ thó k hỉa là lệ khảu ló pày na
Hà bón pông báu hền chụ hươn sàư chọi
Điển hung hỏi sa quạ sưa va đào vi
Chụ hươn mi siềng đải chôm chiềng ởn khắp
Xiềng tốp mư ciềng hùa muôn hô chiều phọn
Nẳng phiềng quảng hươn khặn vằn hóa phờn châu
Vang xìa luông uối ằng tong pông càng bản
Khay nị lan nón ỉn tó lẹ tó lạ k vài hòm
Men va tồ há bả ư lài mự cìn dú luông điều cặn lê
Ma dàm lung le hền ha po tài tẳng
Đảng thái kẻ luông dượn àu hăng ma dền
Àu chương ma phốc dài chụ hươn dần hạy
Chiềng má ư tảu chụ cộng huổi lậc pu sùng tẹ na./.
 
Dịch nghĩa:
 
TẾT ĐẾN MIỀN NÚI
 
Năm tháng trôi đi như nước chảy
Năm cũ đi qua xuân lại đến
Già trẻ mừng xuân thêm tuổi đời
Cành đào cành mơ tắm xương nở chồi
Nụ hoa lú nhú mọc lên
Tôi theo mẹ thăm bác nhân dịp tết
Tưởng rằng như cũ thời xưa
Nhà nhà tối mịt in bóng đèn dầu
Trâu lợn nhốt gầm sàn thả rông
Xuống thang không có chỗ đất khô
Vui tết nhà ông muốn sang nhà bác bên cạnh vô cùng ngại.
Tết năm nay tôi đến một mình
Nhà ông nhà bác hỏi nhiều mới hay
Cả bản mình nay đã đổi thay
Nhà nối nhà thắm tươi ngói đỏ
Đường vào bản đã được bê tông hóa
Chẳng còn đâu chuồng lợn dưới gầm sàn
Máng nước trong chảy về nhà không ngớt
Những luống hoa thơm mọc trên những vũng bùn xưa
Những ánh đèn dầu chỉ còn trong ký ức
Nhà nhà điện sáng lung linh
Cả bản rộn ràng vui trong ngày xuân no ấm
Bên sân Nhà Văn hóa của bản
Nào là hội tung còn nào là hội kéo co
Nào là những vòng xòe ấm bàn tay trong làn nắng mới
Ơi mùa xuân năm nay thật khác xa
So với ngày xuân năm nao ta theo mẹ đến thăm nơi này
Nhờ có Đảng mang mùa xuân mới đến
Trên khắp miền núi cao niềm vui mãi dâng trào.
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này